Ốc Neria là một loại ốc phổ biến nhất trong bể thủy sinh. Hầu như anh em nào chơi thủy sinh cũng biết đến và nuôi chúng trong bể. Đây là một loại ốc vô cùng tốt, hãy cùng Vua thủy sinh tìm hiểu đặc điểm, cách nuôi và chăm sóc ốc nerita trong bể thủy sinh nhé.
Đặc điểm của Ốc Nerita
Ốc Nerita có tên khoa học là Neritina natalensis hoặc còn được gọi Zebra Nerite snail (ốc ngựa vằn). Đây là loại ốc nước lợ được thuần chủng và đem vào nuôi ở những bể thủy sinh nước ngọt. Chúng có 2 loại là nerita thường và ốc nerita gai.
Ốc Nerita có những sọc vằn ở trên vỏ nên nhiều người cũng thường gọi chúng là ốc ngựa vằn. Đây là loại ốc ăn nhớt, rêu hại rất tốt và được chọn nuôi nhất trong các loại ốc vệ sinh bể.
- Tên khoa học: Neritina natalensis
- Chi Neritina
- Họ Neritidae
- Lớp Gastropoda
- Kích thước :Từ 0,5 đến 2cm
- Nhiệt độ thích hợp: 65 ° – 85 ° F (18 ° – 29 ° C)
- pH : 6,5 – 8,0
- Nhiệt độ: 23 đến 26 °C
- Tuổi thọ: Từ 1 đến 2 năm
Ốc Nerite được nhiều người cho là loài ốc ăn tảo, rêu hại tốt hơn những dòng cá, tép ốc ăn rêu hại khác. Chúng hoàn toàn an toàn với bất kỳ loài cá, tôm hay thực vật nào và hoàn toàn yên bình. Ốc Nerite cần nước mặn để sinh sản, vì vậy chúng sẽ không bao giờ sinh sôi quá mức trong bể cá của bạn (như một số loài ốc nước ngọt khác như ốc táo thì sinh sản rất nhiều).
Cách chọn và nuôi ốc nerita trong bể thủy sinh
Ốc nerita nếu bắt ngoài tự nhiên về sẽ khó sống ngay trong bể thủy sinh. Tuy nhiên, nếu bạn biết thuần chúng bằng thì có thể dễ dàng nuôi. Và cách nhanh nhất đỡ tốn thời gian chăm sóc thì bạn nên mua ốc nerita ngoài các cửa hàng thủy sinh.
Cách lựa chọn ốc nerita
Ở cửa hàng thủy sinh họ sẽ để lẫn rất nhiều loại ốc to nhỏ chưa được phân loại. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm lựa chọn thì nên chọn các loại ốc trung bình và nhỏ thì dễ phát triển và thích nghi hơn.
Nếu bắt ốc kích thước lớn chúng sẽ rất nhanh sinh sản làm trắng hết bể gây xâu và khó lau chùi.
Khi mang ốc về bạn cần ngâm túi bóng đựng ốc vào trong bể khoảng 15 phút sau đó thả ốc vào bể. Đây là loại ốc sống rất tốt ở các bể thủy sinh dù bể mới hay bể cũ.
Nếu như thả sau một ngày ốc lăn đùng ra chết cả thì cần kiểm tra lại bể có thể do nước nhiễm độc và cần thay nước. Sau đó chạy lọc nước khoảng 1 tuần rồi mới được thả ốc mới.
Ốc nerita sinh sản ra sao
Ốc nerita là loại ốc sinh sản và phát triển ở nước lợ. Tuy nhiên, những con ốc đến tuổi sinh sản vẫn đẻ trứng trong bể thủy sinh nước ngọt. Chúng thường chọn nơi kín đáo, ít ánh sáng để đẻ. Chúng có thể đẻ trên đá, lũa, mặt kính hoặc cây thủy sinh.
Trứng của chúng có màu trắng và đẻ rải rác. Trứng nhỏ và rất khó để loại bỏ một cách dễ dàng. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn những loại ốc có kích thước nhỏ để nuôi tránh việc chúng đẻ nhiều.
Trứng của ốc nerita chỉ nở ở môi trường nước lợ và mặn. Vì vậy, trong bể thủy sinh bạn sẽ thấy ốc đẻ trứng nhưng không bao giở nở.
Khi phát hiện trứng ốc thì nên loại bỏ ngay vì để lâu ngày sẽ khó vệ sinh và gây mất thẩm mỹ cho bể.
Thức ăn của ốc nerita
Ốc nerita chủ yếu ăn rêu hại, mút nhớt ở mặt kính, lũa, đá, cây thủy sinh. Ngoài ra chúng còn ăn thức ăn thừa của cá và cả lá cây thủy sinh bị rữa.
Khi nuôi ốc nerita trong bể thủy sinh bạn không cần chăm lo đến chế độ thức ăn của chúng. Loại ốc này tự biết thích nghi và tìm kiếm thức ăn.
Tham khảo thêm dòng cá tép diệt rêu khác
Qua bài viết này hy vọng bạn đã hiểu hơn phần nào về loại ốc nerita rồi phải không. Hãy truy cập Vua Thủy Sinh mỗi ngày để học hỏi thêm các kiến thức về thủy sinh nhé.
Be the first to review “Ốc Nerita”