Được biết đến là một loại cá cảnh vô cùng đẹp trong bể thủy sinh, được mệnh danh là phượng hoàng trong các loại cá. Hãy cùng tìm Vua thủy sinh hiểu chi tiết về loại Cá Phượng Hoàng qua bài viết này để biết được đặc điểm và cách chắm sóc chúng nhé.
Thông tin về Cá Phương Hoàng
Cá phượng hoàng có tên khoa học là Mikrogeophagus ramirezi thuộc họ Geophaginae và phân họ Geophaginae. Đây là một loại cá sống phân bố chủ yếu ở lưu vực sông Orinoco và đầm cỏ của Venezuela và Colombia tại Nam Mỹ.
- Môi trường sống của cá phượng hoàng
- Tên khoa học: Mikrogeophagus ramirezi
- Nước: Trong và dòng chảy chậm
- Nhiệt độ: 18 đến 30
- Kích thước: Tối đa 8cm
- PH: Từ 5 đến 6
- DH: 5 đến 12
- Thức Ăn: Các loại trùn, bo bo, artemia, cám dán, các loại cám cá khác
- Các loại: phượng hoàng lùn xanh lam, Cá phượng hoàng ngũ sắc, cá Phượng hoàng lùn vàng, Cá Phượng Hoàng Bolivia và rất nhiều loại cá phượng hoàng được lai tạo khác. Phổ biến nhất vẫn là cá phượng hoàng ngũ sắc.
Cá phượng hoàng là một loại cá tương đối hiền có thể nuôi chung được với các loại cá nhỏ. Tuy nhiên, nếu để chúng đói quá mức thì chúng cũng có thể tấn công các loại cá nhỏ khác để ăn thịt.
Các chăm sóc cá phượng hoàng trong bể
Cá phượng hoàng là loại cá có sức sông vô cùng khỏe. Chúng thích nghi với hầu hết các điều kiện. Để cá phát triển tốt hơn thì cần lưu ý các chi tiết sau đây.
Nước: Cần nước trong và có dòng chảy chậm
Nhiệt độ: Nên giữ nhiệt độ ở mức 23 đến 25 độ
Bể cá: Kích thước bể cá nên dùng bể có chiều dài từ 50cm để cá bơi lội và dễ bắt cặp sinh sản.
Cây thủy sinh và lũa đá: Nên nuôi cá trong bể thủy sinh có nhiều cây và lúa đá để chúng đẻ trứng và là nơi trú ngụ cho cá con.
Thức ăn: Chúng là loại cá ăn tạp nên cũng không cần quá cầu kỳ về nhu cầu thức ăn. Có thể cho ăn các loại cám, bobo, trùn chỉ, trùn huyết…vv
Phân biệt cá phượng hoàng đực và cái
Để phân biệt cá phượng hoàng đực và và cá phượng hoàng cái, chúng cần được chăm sóc cho đến khi trưởng thành vào khoảng 6 đến 8 tháng, sau đó hình dạng cá đực và cá cái sẽ thay đổi.
- Phượng hoàng đực: Con đực có vây lưng, vây bụng và vây hậu môn nâng lên. Cá có màu sắc sặc sỡ và thường lớn hơn cá cái.
- Cá phượng hoàng cái: Cá có kích thước nhỏ với các vây nhạt và không có vây nổi lên. Khi sinh sản, con cái có bụng to có thể nhìn thấy rất rõ.
Cá phượng hoàng sinh sản ra sao
Khá giống với Cá két panda, đây cũng là loại cá có hình thức sinh sản, chăm sóc con vô cùng đặc biệt. Chúng có thể tự bắt cặp, đẻ trứng và chăm sóc con đến lúc trưởng thành.
Tuổi của cá quyết định số lượng trứng mà nó tạo ra, và số lượng trứng thay đổi từ khoảng 60 đến 400 trứng.
Thói quen của phượng hoàng là đẻ trứng trên đá và cát mịn.
Một cặp cá đực và cá cái sẽ tìm một viên đá ưng ý và phù hợp nhất trước khi sinh sản, sau đó dùng miệng để cọ rửa, đánh bóng viên đá. .
Sau khi cá phượng hoàng cái đẻ trứng vào đá, cá đực sẽ thụ tinh cho trứng. Kể từ giai đoạn này, cặp cá bố mẹ sẽ liên tục chăm sóc , bảo vệ trứng và con mới nở cho tới khi cá con trưởng thành và tự lập.
Trong 5 tuần, cá con bắt đầu bơi, trong thời gian đó chúng học cách săn mồi và ẩn nấp xung quanh bố mẹ.
Tham khảo thêm
Hình ảnh các loại cá phượng hoàng phổ biến
Ngoài các loại cá phượng hoàng trên thì còn rất nhiều loại cá phượng hoàng được lai tạo khác và có nhiều màu sắc khác nhau. Qua bài viết này hy vọng bạn đã hiểu hơn về loại cá phượng hoàng này. Hãy cùng tìm hiểu thêm các loại cá thủy sinh khác tại Vuathuysinh.com nhé.
Be the first to review “Cá Phượng Hoàng”