Cá Sặc Gấm là một loại cá cảnh đẹp được nuôi nhiều trong các bể thủy sinh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về loại cá này. Hãy cùng Vuathuysinh tìm hiểu chi tiết về loại cá này nhé.
Đặc điểm của Cá Sặc Gấm
Các Sặc Gấm còn được gọi là Cá Vạn Long hoặc cá Sặc Lửa. Chúng có tên khoa học là Trichogaster lalius. Loài cá này được tìm thấy chủ yếu ở các nước Nam Á như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh.
- Tên khoa học: Trichogaster lalius hoặc Dwarf Gourami
- Tên gọi khác: Cá vạn long, sặc gấm lửa
- Phân bố: Tại các nước Nam Á: Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh.
- Kích thước: Từ 7 đến 8cm
- Màu sắc: Có nhiều màu khác nhau, chủ đạo là màu đỏ lửa.
- Tập tính: Tính ôn hoà.
- Tuổi thọ: Từ 3 đến 5 năm.
- Môi trường sống: Cá sặc gấm sống trong môi trường có độ pH từ 6.0 – 8.0 và nhiệt độ từ 22-30˚C. Độ cứng nước tương đối linh hoạt từ 5-20 dH.
- Thức ăn: Là loài động vật ăn tạp, có thể ăn các loại thức ăn như trùn chỉ, trùn đông lạnh, thức ăn công nghiệp.
- Sinh sản: Loài cá này dễ sinh sản và đẻ trứng.
Để đảm bảo cá sặc gấm khỏe mạnh, phát triển và sinh sản tốt, người nuôi cần chú ý đến việc duy trì môi trường nước luôn sạch và không bị ô nhiễm, cũng như đảm bảo độ pH của nước trong hồ an toàn cho cá.
Cách phân biệt cá Sặc Gấm Trống và mái (đực và cái)
Cá sặc gấm là một loại cá nước ngọt có màu sắc rực rỡ được nhiều người chơi ưa chuộng. Khi nuôi cá sặc gấm, việc phân biệt được giữa con trống và con mái là điều quan trọng để nuôi và chăm sóc được hiệu quả hơn. Dưới đây là những đặc điểm giúp phân biệt cá sặc gấm trống và mái
- Màu sắc: Con đực thường có màu sắc sặc sỡ hơn con mái. Con đực có nhiều sọc hay hoa văn, trong khi con cái có nền màu bạc hoặc xanh nhạt với các dải màu vàng đen đặc biệt trên thân. Đến mùa sinh sản thì Trong thời kỳ sinh sản, cá trống sặc gấm sẽ có một sắc xanh chàm nổi bật ở cổ họng và bụng, cùng với vây bụng có màu cam tươi.
- Kích thước: Con trống thường có kích thước lớn hơn so với con mái, với chiều dài thân dao động từ 8-9 cm. Ngoài ra, vây lưng của con trống thường dài và thon hơn, trong khi vây lưng của con cái lại ngắn và có hình dạng tròn hơn.
- Hình dạng: Vây lưng con trống có lưng nhọn, kéo dài đến tận đuôi, còn con cái lại không có lưng nhọn.
Tóm lại, để phân biệt giữa cá sặc gấm trống và mái, cần lưu ý tới màu sắc, kích thước và hình dáng của chúng. Bạn cũng có thể xem hình ảnh phía trên để biết cách phân biệt rõ ràng hơn.
Hình thức sinh sản của cá sặc gấm
Trong thời gian sinh sản, cần phải tách riêng từng cặp. Kích thước hồ nuôi tối thiểu cho một cặp cá sặc gấm nên là trên 50cm để đảm bảo không gian cho cá di chuyển và sinh sản. Ngoài ra, nên bổ sung thêm cây thủy sinh, rong rêu hoặc lũa để tạo môi trường sống tự nhiên cho cá.
Cá sặc gấm cũng giống với cá Betta và cá lia thia. Cá đực sẽ tạo ra các bọt khí để thu hút con cái, nếu con cái đồng ý chúng sẽ chạm miệng với nhau. Tiếp sau đó, con cái sẽ đẻ trứng vào tổ bọt và con đực có nhiệm vụ thu nhặt trứng vào tổ rồi thụ tinh và ấp.
Trong quá trình ấp trứng cá đực rất hung hăng và có thể rượt cắn cá cái hoặc bất kỳ sinh vậy nào ở gần tổ. Vì thế, bạn cần tách cá mái ra khỏi bể sau khi cá mái đẻ trứng xong.
Sau khoảng 3 ngày ấp, cá con sẽ nở và bạn cần tách cá bố và cá mẹ ra. Sau khoảng 3 đến 4 ngày tuổi chúng bắt đầu bơi ngang được là bạn có thể cho ăn các loại thức ăn nhỏ như bobo, lòng đỏ thức…vv
Kết luận
Như vậy qua bài viết trên thì Vuathuysinh đã giúp bạn hiểu hơn về Cá Sặc Gấm. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn về cách chăm sóc và phân biệt cá Sặc Gấm. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm mua và đọc thêm các bài viết về thủy sinh tại trang chủ của Vuathuysinh.com.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cá Sặc Gấm”