Một trong những loại Rêu được nhiều anh em chơi thủy sinh ưa chuộng nhất đó chính là Rêu MiniFiss. Đây là loại rêu đẹp và phù hợp nhất hiện nay dùng để trải thảm. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cách trồng và chăm sóc Rêu Minifiss qua bài viết này nhé.
Đặc điểm của Rêu MiniFiss
Rêu Minifiss là một loại rêu Thủy Sinh có tên khoa học là Fissidens splachnobryoides. Rêu phân bố chủ yếu ở Châu Á và thường mọc ở dọc đầm lầy, khe suối và bờ kênh rạch ao hồ nước ngọt. Rêu có tán lá nhỏ thoạt nhìn rất giống rêu phượng vĩ hoặc rêu sao.
Rêu Minifiss nằm trong họ rêu Fissidentaceae thuộc đại diện của chi Fissidens. Loại rêu này thường mọc theo từng cụm ở trên mặt đất ẩm. Ngoài tự nhiên rất khó để thấy được rêu Minifiss mọc dưới nước.
Điều kiện sống và phát triển của Rêu Minifiss
Rêu Minifiss ưa thích nước mát có nhiệt độ từ 18 đến 23 độ. Điều kiện nước trong và ánh sáng mạnh. Nếu ánh sáng yếu rêu rất dễ bị đen. Khi trồng cần vệ sinh kỹ rêu tránh rêu bị bám bụi bẩn và khó phát triển.
Co2 là điều kiện cần thiết để rêu phát triển tốt bởi thiếu co2 sẽ khiến cho cây phát triển còi cọc và khó lớn nhanh. Tuy nhiên nếu không có Co2 thì nước bắt buộc phải mát thì cây mới phát triển lớn mạnh được.
- Tên khoa học: Fissidens splachnobryoides
- Ánh sáng: Mạnh
- Nước: Trong
- Nhiệt độ: 18 đến 23 độ
- Phân nước: Có
- Co2: Mạnh
- Phát triển: Chậm
- Chăm sóc: Dễ
Cách trồng và chăm sóc Rêu Minifiss trong bể thủy sinh, bể cá
- Cách trồng rêu minifiss
Ở cửa hàng cây thủy sinh thường có 2 loại: 1 là rêu minifis lá cạn và 2 là rêu minifiss là nước. Nếu không để ý kỹ thì rất dễ nhầm lẫn giữa 2 loại rêu này.
Rêu minifiss lá cạn thì trồng tốn thời gian dài để nó mới ra lá nước và nó rất khó để trồng nếu điều kiện bể thủy sinh của bạn xấu. Chính vì vậy, khi mua bạn cần hỏi kỹ người bán để biết được nó là lá lạn hay lá nước nhé.
Khi mua ở cửa hàng thủy sinh về rêu sẽ rất dễ lẫn chất bẩn, bạn cần vệ sinh sạch chất bẩn bám trên lá. Sau đó lấy 1 cái dao rọc giấy rọc bớt lớp đât phía dưới đi sao cho bằng phẳng và mỏng đi.
Sau khi vệ sinh và cắt mỏng xong thì đem lót vào bể. Bạn hãy chọn những mảng rêu lớn nhất để lót nền trước sau đó là lót tiếp các miếng khác vào. Nên lót thật kín mảng rêu với nhau để lúc rêu phát triển được đều và đẹp hơn.
- Cách chăm sóc rêu minifiss
Để chăm sóc rêu minifiss ban đầu rất cực và đòi hỏi sự tỉ mỉ của bạn hằng ngày. Khi trồng rêu rất dễ bám bẩn và đất cát trên rêu.
Trong quá trình mới trồng bạn khoan hãy thả cá vì phân cá và thức ăn cá dễ làm cho rêu bám bẩn và chậm phát triển. Thay vào đó bạn hãy thả một đàn tép để chúng vệ sinh rêu hại.
Bạn cần chuẩn bị một ống sủi oxi và chế một ống hút mặt rêu hàng ngày. Cách của mình đó là đục một lỗ trên nắp chai cô ca và xỏ dây vào đó rồi lấy keo nến bịt kín lại.
Sau đó chỉ cần bóp chai rồi giữ là nước sẽ hút lên bạn chỉ cần rà nó trên bề mặt rêu là nó có thể hút sạch các chất bẩn bám trên rêu.
Về chế độ đèn, nước, co2 và dưỡng cũng vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc rêu.
Đèn thì nên để từ 6 đến 8 tiếng, đèn phải đủ sáng, ánh sáng mạnh thì Rêu mới sinh trưởng phát triển tốt và lên căng màu. Tránh để ánh sáng quá gần hoặc thừa sáng cũng dể khiến rêu bị đen.
Có nhiều anh em thắc mắc rêu minifiss có cần co2 không thì Vuathuysinh xin giải đáp giúp bạn như sau:
Về Co2 thì nhiều anh em chơi cũng không cần co2 mà rêu vẫn phát triển nhưng nước phải mát từ 18 đến 23 độ. Nhưng tốt nhất là nên bổ sung co2 thì rêu mới lên đều đẹp được.
Về chế độ dưỡng thì bạn nên dùng các loại phân nước có bổ sung Co2 như Seachem Floursh Excel để nó cung cấp co2, khử độc nước, kháng và phòng rêu hại hiệu quả.
Tham khảo thêm:
Như vậy, qua bài viết này bạn đã hiểu cách trồng và chăm sóc rêu Minifiss trong bể thủy sinh rồi phải không. Chúc bạn chăm sóc rêu một cách tốt nhất. Đừng quên truy cập Vuathuysinh để tìm đọc và mua những đồ thủy sinh nhé.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Rêu Minifiss”